Các cảng biển tại Ấn Độ – Ấn Độ là một trong những quốc gia có diện tích và mật độ dân số lớn đứng thứ 2 trên toàn thế giới. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Ấn Độ tăng nhanh trong 5 năm gần đây. Nhu cầu giao thương xuất khẩu hàng hóa đi Ấn Độ do đó cũng ngày một tăng cao.
Vậy bạn có biết những mặt hàng nào thường xuyên được xuất khẩu đi Ấn Độ bằng đường biển không? Thời gian vận chuyển hàng hóa giữa 2 nước mất bao lâu? Các phụ phí xuất khẩu đi Ấn Độ bằng đường biển gồm những loại nào?. Hy vọng với những thông tin hữu ích mà Advantage cung cấp sẽ phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về việc xuất khẩu hàng hóa đi Ấn Độ nhé!
I. Danh sách các cảng biển tại Ấn Độ
Hoạt động ngoại thương của Ấn Độ khá phát triển và chủ yếu thông qua đường biển. Có tổng cộng 12 cảng biển chính và 187 cảng vừa và nhỏ trải dọc theo bờ biển của đất nước. Một số cảng biển nổi tiếng tại Ấn Độ có thể kể đến là:
1. Cảng Mundra
Là một trong những cảng tư nhân lớn nhất tại Ấn Độ và nằm tại bờ Bắc vịnh Kutch. Trung bình cảng này có thể xử lý được hơn 200 triệu tấn hàng và 3,48 triệu TEU ra vào cảng mỗi năm. Tính đến hiện tại, cảng đã có tổng cộng 10 bến neo cho hàng khô thường. 3 bến neo cho hàng lỏng, 6 bến neo RO-RO và 3 bến neo hàng cơ khí nhập khẩu với chiều dài tổng cộng hơn 1.800m.
2. Cảng Pipavav
Nằm tại phía Tây Ấn Độ và thuộc sở hữu của Tập đoàn A.P.Moller – Maersk, cảng Pipavav là nơi tiếp nhận hàng hóa số lượng lớn từ Bờ Đông Hoa Kỳ, Châu Âu, Viễn Đông và Trung Quốc. Khu vực cảng có chiều rộng 632 hecta, chiều dài bến neo container là 735m và bến neo tàu rời là 695m.
3. Cảng Mumbai
Là cảng biển lớn nhất tại Ấn Độ. Nơi đây đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế và thương mại quốc gia. Cảng Mumbai bao gồm 63 bến neo, 5 cầu tàu, trung bình tiếp nhận khoảng 62.82 triệu tấn hàng mỗi năm. Các mặt hàng nhập khẩu chính bao gồm: dầu mỏ, hóa chất lỏng, dầu khoáng, hàng dệt bông, da và máy móc thiết bị.
4. Cảng Nhava Sheva
Đây được xem là cảng container lớn nhất tại Ấn Độ. Cảng này xử lý lên đến 56% tổng số hàng hóa container ra vào các cảng chính ở Ấn Độ. Cảng Nhava Sheva cách Mumbai 30km về phía Đông và đây cũng được xem là “cảng vệ tinh” giúp Mumbai trong việc thông thoáng giao thông đường biển. Trung bình cảng tiếp nhận hơn 5.05 triệu TEUs hàng hóa mỗi năm.
5. Cảng Cochin
Cảng Cochin (còn được gọi là Kochi) là một cảng lớn nằm trên biển Ả Rập. Trung bình, cảng này có hơn 419.550 TEUs hàng hóa ra vào mỗi năm.
6. Cảng Tuticorin
Là cảng lớn thứ hai tại Tamil Nadu. Nơi đây bao gồm 28 bến neo, 2 cầu tàu container và 3 cầu tàu xử lý hàng than, dầu. Cảng Tuticorin còn sở hữu 553.000 m² kho ngoài trời, 18.000 m² kho trung chuyển/ quá tải và 19.550 m² khu nhà kho.
7. Cảng Chennai
Cảng Chennai là cảng lớn thứ hai tại Ấn Độ (chỉ đứng sau cảng Nhava Sheva của Mumbai) và đồng thời là cảng lớn nhất của vịnh Bangal. Với diện tích hơn 407.51 hecta, mỗi năm cảng này tiếp nhận hơn 51.88 triệu tấn hàng hóa. Đây còn được xem là cảng trung tâm cho container lớn lưu thông hàng hóa ở bờ biển phía Đông Ấn Độ.
8. Cảng Visakhapatnam
Tọa lạc tại vùng biển Đông Ấn, cảng Visakhapatnam nằm giữa 2 cảng là Chennai và Kolkata. Với số lượng hàng hóa đổ về cảng là 65.3 triệu tấn mỗi năm, nơi đây được xem là một trong những cảng biển lớn nhất tại Ấn Độ.Và là nơi có nhà máy đóng tàu lâu đời nhất của đất nước.
Tổng diện tích khu vực kho hàng có mái che là 62.398 m², khu vực kho hàng ngoài trời trải dài hơn 1.553.168 m².
9. Cảng Kolkata
Là cảng ven sông, được xem là lâu đời nhất của Ấn Độ. Đây cũng là cảng duy nhất có hai hệ thống bến tàu là bến cảng Kolkata và bến cảng Haldia. Cảng này xử lý hàng hóa chủ yếu đến từ Úc và các nước Đông Nam Á. Mỗi năm, lượng hàng hóa ra vào trung bình là 57.885 triệu tấn, tương đương với 796.000 TEUs.
II. Thời gian vận chuyển từ Việt Nam đến Các cảng biển tại Ấn Độ
Thời gian vận chuyển là một trong những tiêu chí mà các chủ hàng quan tâm nhất khi vận chuyển hàng hóa sang Ấn Độ. Thời gian vận chuyển càng nhanh chóng, đúng lịch trình thì sẽ đảm bảo đúng kế hoạch của chủ hàng cũng như bên phía đơn vị vận chuyển.
Dưới đây là thời gian ước tính đi từ Việt Nam đến các cảng biển tại Ấn Độ mà bạn có thể tham khảo:
Tên cảng
Cảng Mundra Cảng Pipavav Cảng Mumbai Cảng Nhava Sheva Cảng Cochin Cảng Tuticorin Cảng Chennai Cảng Visakhapatnam Cảng Kolkata |
Thời gian vận chuyển từ
Hồ Chí Minh 13 ngày 18 ngày 15 ngày 15 ngày 17 ngày 15 ngày 12 ngày 14 ngày 11 ngày |
Thời gian vận chuyển từ
Hải Phòng 22 ngày 21 ngày 19 ngày 19 ngày 23 ngày 21 ngày 18 ngày 18 ngày 13 ngày |
Nhìn chung thời gian vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam đi Ấn Độ bằng đường biển sẽ mất khoảng tầm 10-25 ngày tùy theo từng cảng đến.
Ngoài ra, thời gian vận chuyển hàng hóa đi Ấn Độ cũng phụ thuộc rất nhiều vào cảng đi/cảng đến là ở trung tâm thành phố, nội địa hay vùng quê; ngày lễ (nhân viên được nghỉ); điều kiện thời tiết; loại hàng hóa (một số hàng hóa đặc biệt, hoặc hàng hạn chế sẽ có thời gian vận chuyển lâu hơn vì cần phải đáp ứng các thủ tục bổ sung như: kiểm dịch, kiểm tra, cung cấp các chứng từ hải quan xuất nhập khẩu,…). Tình hình ngành vận tải biển cụ thể tại thời điểm đó (có bị kẹt cảng hay tắc nghẽn gì không),…
III. Điểm danh những mặt hàng thường xuyên được xuất khẩu đi Ấn Độ
Theo số liệu từ cục Hải quan, một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ bao gồm:
-
-
- Điện thoại các loại và linh kiện
- Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
- Kim loại thường khác và sản phẩm
- Máy móc, thiết bị và dụng cụ phụ tùng
- Hóa chất
- Sản phẩm từ sắt, thép
- Chất dẻo nguyên liệu
- Cao su
- Giày dép các loại
- Thức ăn gia súc và nguyên liệu
- Phương tiện vận tải và phụ tùng
- Hàng dệt may
- Hạt tiêu
- Cà phê
- Gỗ và sản phẩm từ gỗ
- Hàng thủy sản
-
IV. Các loại phụ phí thông thường trong vận chuyển đường biển đi Ấn Độ
1. Phí LSS (Low Sulphur Surcharge) – Phụ phí giảm thải lưu huỳnh
Phụ phí này được quy định trong hiệp ước IMO 2020 và đã áp dụng từ ngày 01/01/2020. LSS là loại phụ phí được dùng với mục đích giảm thiểu các tác hại đến môi trường do lưu huỳnh từ khí thải của tàu gây ra. Các hãng tàu sẽ sử dụng phần phí này để chuyển đổi sang các nguyên liệu ít sulfur hơn, giá thành đắt đỏ hơn hoặc đầu tư vào thiết bị lọc cho tàu với giá hàng triệu USD.
Phí LSS được các hãng tàu thu riêng như một loại phí trên hóa đơn hoặc được cộng dồn vào cước biển (ocean freight). Nhìn chung việc bảo vệ môi trường đang là các vấn đề cấp bách của thế giới, việc có phụ phí LSS sẽ làm cho các hãng tàu nhận biết được nhiệm vụ. Và nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường toàn cầu.
Phí LSS thì tùy hãng tàu, chỉ có một số hãng thu phí này thôi như là ONE,…
2. Phí THC (Terminal handling charge) – Phí làm hàng tại cầu cảng
Đây là chi phí làm hàng tại cầu cảng thu theo mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng, như: xếp dỡ, tập kết container từ CY ra cầu tàu…. Phần phí này sẽ được cảng thu trực tiếp từ hãng tàu và hãng tàu sẽ thu lại từ khách hàng của mình. Đây được xem như phần phí hỗ trợ cho việc thuê nhân công, trang thiết bị và chỗ để container của cảng.
3. Bill of Lading Fee – Phí phát hành vận đơn
Tương tự như phí D/O nhưng mỗi khi có một lô hàng xuất khẩu thì các hãng tàu/Forwarder sẽ phải phát hành Bill of Lading (vận đơn đường biển). Vận đơn này với mục đích là chứng nhận rằng hãng tàu đã vận chuyển lô hàng đó trên chuyến tàu của mình. Việc phát hành bill này không chỉ là cấp một B/L rồi thu tiền mà còn bao gồm các việc như thông báo với đại lý nước nhập về B/L, phí theo dõi và quản lý đơn hàng.
4. Telex release fee – Phí điện giao hàng
Phí này được áp dụng cho hàng xuất khẩu và cho từng đơn hàng cụ thể. Đây là hình thức mà Shipper chỉ yêu cầu được lấy bill surrender từ phía hãng tàu mà không cần đến vận đơn gốc. Khi hàng đến cảng đích, hãng tàu hoặc đại lý hãng tàu tại phía đầu xuất sẽ làm điện giao hàng (thông qua email, fax, thư điện tử,..) để thông báo đến hãng tàu. Hoặc đại lý hãng tàu được phép giao hàng cho bên nhập khẩu mà không cần đến bill gốc.
5. Seal fee – Phí niêm phong chì:
Đây là phí mua seal niêm phong container của hãng tàu. Trên seal có in các số hiệu độc nhất để kiểm soát an toàn cho hàng hoá và giúp hải quan tiện theo dõi, chống buôn lậu. Thường 1 seal dùng cho 1 container. Nếu mất hoặc hư seal, bạn cần liên hệ ngay với hãng tàu để mua lại seal mới vì mỗi hãng chỉ dùng đúng loại seal của họ.
6. Phí IHC (Inland Haulage Charge)
IHC là loại phụ phí khi xuất khẩu hàng hóa đi Ấn Độ bằng đường biển. Loại phí này phát sinh khi xuất hàng đến cảng ICD Tughlakabad – New Delhi (ICD TKD DELHI). Vì tàu không thể giao hàng trực tiếp đến cảng Tughlakabad nên hãng tàu cần phải dùng tàu hỏa để kéo container về cảng này và thu phí phát sinh IHC.
Tóm lại IHC là phí kéo container bằng tàu hỏa về cảng ICD TKD.Vì phí khá cao nên bên gửi và bên nhận cần phải có sự thỏa thuận rõ ràng để tránh những tranh cãi không đáng có.
7. Phí ISPS (International Ship and Port Facility Security Code) – Phí an ninh bến cảng và tàu quốc tế.
Khách hàng ċó thể bị tính phí ISPS dưới dạng Carrier Security Fee và hoặc Terminal Security Charge
-
-
- Carrier Security Fee: như tên của nó được hãng tàu hoặc hãng vận chuyển thu chủ hàng để trang trải chi phí phát ѕinh của họ trong νιệc triển khai ISPS.
- Terminal Security Charge: như tên gọi của nó được cảng hoặc nhà ga thu từ hãng tàu. Hoặc hãng vận chuyển để trang trải chi phí ρhát ѕinh của họ trong νιệc triển khai mã ISPS tại cảng hoặc nhà ga liên quan.
-
Thông thường, phí ISPS là một phần của báo giá cước và được yêu cầu thanh toán cùng với cước phí vận chuyển. Và do đó bất kỳ ai thanh toán cước (người gửi hàng hoặc người nhận hàng). Cũng sẽ phải trả phụ phí ISPS.
Phí ISPS không cao. Tùy theo các cảng và nhà ga mà phụ phí này có thể khác nhau. Đây là khoản chi phí nhỏ nhưng bắt buộc phải thu khi xử lý 1 container hàng hóa. Cho nên, cần phải tính đến nó khi tính toán tổng chi phí vận chuyển hàng hóa.
Tuyến vận chuyển từ Việt Nam đến cảng Nhava Sheva và một số cảng khác của Ấn Độ sẽ bao gồm phụ phí này.
8. Phụ phí ECRS (Emergency Cost Recovery Surcharge) – Phụ phí phục hồi chi phí khẩn cấp
Phụ phí ECRS cũng có thể được gọi là Phụ phí vận hành thời tiết khắc nghiệt nghiêm trọng. – như điều kiện thời tiết xấu gây ra sự gia tăng đáng kể chi phí vận chuyển và vận hành,… Một số hãng tàu thường thu phụ phí này là Collyer,…
# Các cảng biển tại Ấn Độ