CẨM NANG NGHIỆP VỤ HẢI QUAN(P4)

Câu hỏi 15:

Công ty chúng tôi là công ty chuyên lắp ráp hệ thống dây dẫn điện ô tô. Công ty có xuất bán dây điện cho khách hàng DNCX theo mã HS 8544, dạng cuộn. Khi xuất qua khách hàng, phát hiện hàng hư hỏng.

  1. a) Trường hợp cuộn hàng đã đưa vào sản xuất và phát hiện hư toàn phần hay vài đoạn dây. Tuy nhiên do đã đưa vào sản xuất nên không còn như hình thái ban đầu thì công ty có được phép tái nhập hàng đổi trả theo loại hình A31 – B13 hoặc G12 – G22.
  2. b) Trường hợp cuộn hàng chưa đưa vào sản xuất. Do khách hàng chỉ phát hiện hư vài đoạn dây nên đã sử dụng đoạn còn lại để sản xuất, gửi trả những đoạn hư về cho công ty chúng tôi. Trường hợp này công ty chúng tôi có được phép nhập đổi trả theo A31 – B13 hoặc G12 – G22 không?

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại điểm 1.b Điều 19 Luật Thuế XK, thuế NK số 107/2016/QH13 thì người nộp thuế đã nộp thuế xuất khẩu nhưng hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập được hoàn thuế xuất khẩu. Không phải nộp thuế nhập khẩu.

Căn cứ khoản 2 Điều 19 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13. “Hàng hoá quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này được hoàn thuế khi chưa qua sử dụng, gia công, chế biến”.

Thủ tục hải quan đối với trường hợp nêu trên thực hiện theo quy định tại Điều 47 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ. Mã loại hình đối với trường hợp xuất khẩu hàng có nguồn gốc nhập khẩu là B13.

Trường hợp của doanh nghiệp hàng hoá bị trả về đã qua sử dụng ở nước ngoài do đó không thuộc đối tượng hoàn thuế xuất khẩu, phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định nêu trên.

Trường hợp DN muốn xuất khẩu hàng hoá để bù lại phần hàng bị lỗi thì thực hiện theo loại hình xuất kinh doanh.

 

Câu hỏi 16:

 Căn cứ Khoản a, b, Điều 20, Thông tư số 38/2015/TT-BTC, về khai bổ sung hàng hóa XK, NK:

“ … Người khai HQ, người nộp thuế phát hiện sai sót trong việc khai hải quan sau khi cơ quan thông báo kết quả phân luồng. Trước khi thông quan thù được khai bổ sung hồ sơ hải quan và bị xử lý theo quy định của pháp luật tại khoản a, b, Điều 20, Thông tư số 38/2015/TT – BTC”.

“ Người khai hải quan người nộp thuế xác định sai sót trong việc khai hải quan thì được khai bổ sung hồ sơ HQ trong thời hạn 60 ngày từ ngày thông quan nhưng trước thời điểm HQ kiểm tra sau thông quan”.

Quá thời hạn 60 ngày từ ngày thông quan và trước khi cơ quan HQ quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra người khai HQ. Người nộp thuế mới phát hiện sai sót trong việc khai HQ thì thực hiện khai bổ sung và bị xử lý theo quy định pháp luật tại khoản a, b, Điều 20, Thông tư số 38/2015/TT – BTC.

Trên tinh thần tuân thủ pháp luật, công khai minh bạch. Trường hợp công ty kịp thời phát hiện sai sót trước khi tờ khai thông quan nhưng sau kết quả phân luồng, tại sao công ty vẫn bị xử phạt nếu chiếu theo khoản a, b, Điều 20, TT 38/2015/TT- BTC. Trong khi phát hiện sau khi thông quan trước 60 ngày báo cho HQ lại không bị xử phạt?

Trả lời:

– Căn cứ Khoản 4 Điều 29 Luật Hải quan và  Khoản 2 Điều 34 Luật Quản lý thuế;

– Căn cứ Khoản 9 Điều 1 Thông 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 20 Thông tư 38/2015/TT-BTC:

“b) Khai bổ sung sau khi hàng hóa đã được thông quan:

Trừ nội dung khai bổ sung liên quan đến giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tra chuyên ngành về chất lượng hàng hóa, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, thực vật, an toàn thực phẩm. Người khai hải quan thực hiện khai bổ sung sau thông quan trong các trường hợp sau:

b.1) Người khai hải quan, người nộp thuế xác định có sai sót trong việc khai hải quan thì được khai bổ sung hồ sơ hải quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra;

b.2) Quá thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra, người khai hải quan. Người nộp thuế mới phát hiện sai sót trong việc khai hải quan thì thực hiện khai bổ sung và bị xử lý theo quy định của pháp luật…”

– Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

– Điểm d khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.

Như vậy, việc xử phạt vi phạm hành chính hay không xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào hồ sơ vụ việc cụ thể, các tình tiết có liên quan để xác định yếu tố lỗi, hành vi vi phạm hành chính và chế tài xử phạt. Do đó, khi phát sinh vụ việc, đề nghị doanh nghiệp liên hệ với cơ quan hải quan nơi mở tờ khai để được xem xét, giải quyết.

Câu hỏi 17:

DN xuất máy móc thiết bị ra nước ngoài sửa chữa và khi tái nhập về có phát sinh phí sửa chữa, trường hợp này DN có được miễn thuế NK, VAT đối với chi phí sửa chữa phát sinh không?

Trả lời:

              Thuế nhập khẩu:

Theo quy định tại điểm c khoản 9 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 06/4/2016. Khoản 2 Điều 13 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ và hướng dẫn của Tổng cục Hải quan tại công văn số 6985/TCHQ-TXNK ngày 27/10/2017 thì: Hàng hoá tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để bảo hành, sửa chữa, thay thế theo điều kiện bảo hành của hợp đồng mua bán được miễn thuế.

Theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính thì :”Đối với hàng hoá nhập khẩu là hàng hoá đưa ra nước ngoài sửa chữa, khi nhập khẩu về Việt Nam thuộc đối tượng chịu thuế thì trị giá hải quan là chi phí thực trả để sửa chữa hàng hoá nhập khẩu phù hợp với các chứng từ liên quan đến việc sửa chữa hàng hoá.

Theo đó, trường hợp doanh nghiệp tạm xuất hàng để sửa chữa sau đó tái nhập không theo điều kiện bảo hành của hợp đồng mua bán thì phải kê khai, nộp thuế nhập khẩu theo quy định. Trị giá tính thuế nhập khẩu thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Thông tư số 39/2015/TT-BTC.

                 Thuế GTGT:

Căn cứ theo quy định tại khoản 20 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính thì hàng tạm xuất tái nhập, tạm nhập tái xuất thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan tại công văn số 9835/TCHQ-TXNK ngày 23/10/2015 và công văn số 3415/TXNK-CST ngày 07/9/2017 của Cục Thuế Xuất nhập khẩu thì “…phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị được tạm xuất ra nước ngoài để sửa chữa, thay thế sau đó tái nhập về Việt Nam… chỉ kê khai tính thuế GTGT đối với phần vật tư, phụ tùng thay thế mới, không kê khai tính thuế GTGT đối với tiền công, phí gia công sửa chữa ở nước ngoài.

Đề nghị doanh nghiệp căn cứ các quy định nêu trên, đối chiếu với thực tế xuất nhập khẩu để thực hiện.

 

Câu hỏi 18:

Nội dung ghi trên giấy phép đầu tư: sản xuất các sản phẩm may mặc.

Mục tiêu dịch vụ: thực hiện quyền xuất khẩu theo các qui định về hoạt động mua bán hàng hóa và hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Vậy trong trường hợp không phải mua nguyên liệu để sản xuất, mà là mua hàng hóa rồi xuất bán ra nước ngoài (công ty mẹ ) thì công ty cần phải đáp ứng những yêu cầu gì. Nếu mua hàng với hóa đơn VAT 10% (không mở tờ khai nhập khẩu) thì phần thuế đó có được hoàn hay không? Hoặc trong trường hợp nhập hàng hóa (có mở tờ khai nhập khẩu) rồi xuất bán ra nước ngoài thì công ty chung tôi sẽ chịu những loại thuế gì và những loại thuế đó có được hoàn lại hay không khi xuất khẩu ra nước ngoài.

Trả lời:

Căn cứ Điều 11 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP, thì nội dung Giấy phép kinh doanh. Thời hạn kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quy đinh như sau:

“1. Nội dung Giấy phép kinh doanh (Mẫu số 11 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

  1. a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính và người đại diện theo pháp luật;
  2. b) Chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập;
  3. c) Hàng hóa phân phối;
  4. d) Các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa;

đ) Các nội dung khác…”

Theo các nội dung quy định trên thì các tiêu chí như: mã HS, quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu không quy định trong Giấy phép kinh doanh.

Quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép. Theo điều kiện quy định tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ.

–  Đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chỉ được thực hiện tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo quy định tại Điều 15 Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy. Không được thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa.

     – Căn cứ theo quy định tại điểm 1.c Điều 19 Luật Thuế XK, thuế NK số 107/2016/QH13 thì người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu nhưng hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu.

Căn cứ khoản 2 Điều 19 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 thì: “Hàng hoá quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này được hoàn thuế khi chưa qua sử dụng, gia công, chế biến”.

Thủ tục hải quan đối với trường hợp nêu trên thực hiện theo quy định tại Điều 48 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ. Được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018.

Về việc nộp thuế đối với hàng hoá nhập khẩu sau đó xuất bán ra nước ngoài. Tuỳ theo mặt hàng nhập khẩu và loại hình tờ khai Công ty đăng ký sẽ phát sinh các loại thuế Công ty phải nộp theo quy định.

Việc khấu trừ, hoàn thuế VAT cho hàng mua hàng trong nước để xuất khẩu. Hàng nhập khẩu sau đó tái xuất thuộc thẩm quyền của cơ quan thuế. Đề nghị DN liên hệ với cơ quan thuế địa phương để được hướng dẫn.

0 0 votes
Đánh giá

Leave a Reply

0 Comment
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x
Hotline: 0938.960.113
SMS: 0938.960.113 Nhắn tin Facebook Zalo: 0938.960.113