CẨM NANG NGHIỆP VỤ HẢI QUAN(P5)

Câu hỏi 19:

Thông tư liên quan đến thủ tục tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC và Thông tư liên quan đến xác định xuất xứ hàng hóa số 38/2018/TT-BTC có ảnh hưởng như thế nào đến báo cáo quyết toán nguyên vật liệu?

Trả lời:

  • Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 do Bộ Tài Chính ban hành quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không ảnh hưởng đến báo cáo quyết toán nguyên vật liệu.

  • Việc báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu được thực hiện theo điều 60 của Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 được sửa đổi tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

So với Thông tư số 38/2015/TT-BTC thì Thông tư số 39/2018/TT-BTC bổ sung một số điểm mới như sau:

  1. Tổ chức, cá nhân có hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu (bao gồm DNCX) thực hiện cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động nhập kho nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, xuất kho nguyên liệu, vật tư; nhập kho thành phẩm, xuất kho thành phẩm và các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 30 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này từ hệ thống quản trị sản xuất của tổ chức, cá nhân với Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất thông qua Hệ thống.
  • Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp thông tin ngay sau khi phát sinh nghiệp vụ liên quan đến các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 30 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.

Trước khi thực hiện việc trao đổi thông tin lần đầu khi kết nối với Hệ thống của cơ quan hải quan, tổ chức, cá nhân thực hiện chốt tồn đầu kỳ nguyên liệu, vật tư, sản phẩm với Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất.

Cơ quan hải quan có trách nhiệm công bố chuẩn dữ liệu để thực hiện việc trao đổi thông tin giữa Hệ thống của tổ chức, cá nhân với Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của hải quan.

Trên cơ sở thông tin cung cấp, cơ quan hải quan thực hiện phân tích, đánh giá sự phù hợp giữa các dữ liệu do tổ chức, cá nhân gửi qua hệ thống với dữ liệu trên hệ thống của cơ quan hải quan. Trường hợp xác định phải kiểm tra theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 59 Thông tư này thì thực hiện việc kiểm tra tình hình sử dụng, tồn kho nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị và hàng hóa xuất khẩu.

  • Trường hợp tổ chức, cá nhân chưa thực hiện cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều này với cơ quan hải quan thì định kỳ báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu với cơ quan hải quan theo năm tài chính.
  1. Tổ chức, cá nhân nộp báo cáo quyết toán chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính hoặc trước khi thực hiện việc hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể, chuyển nơi làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư cho Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất theo quy định tại Điều 56 Thông tư này thông qua Hệ thống.
  2. Tổ chức, cá nhân lập và nộp báo cáo quyết toán về tình hình xuất – nhập – tồn kho nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu (bao gồm cả nhập khẩu của DNCX) cho Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 25 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này qua Hệ thống hoặc theo mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL Phụ lục số V ban hành kèm Thông tư này; báo cáo quyết toán về tình hình nhập – xuất – tồn kho thành phẩm được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 26 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này qua Hệ thống hoặc theo mẫu số 15a/BCQTSP-GSQL Phụ lục số V ban hành kèm Thông tư này và định mức thực tế sản xuất sản phẩm xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 27 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này qua Hệ thống hoặc theo mẫu số 16/ĐMTT-GSQL Phụ lục số V ban hành kèm Thông tư này;”

        Câu hỏi 20:

Chúng tôi lo ngại rằng khi Hiệp định thương mại tự do giữa EU và Việt Nam được thực hiện, đề cập đến các quy tắc xuất xứ, việc nuôi cấy tế bào và / hoặc lên men sẽ không được cơ quan chức năng xem là quá trình gốc trong việc tạo nguồn.

        Trả lời:

Nội dung Hiệp định là do thỏa thuận giữa các nước thành viên EU và Việt Nam. Khi Hiệp định thương mại tự do giữa EU và Việt nam được thực hiện, việc xác định xuất xứ của hàng hóa phải tuân thủ theo Quy tắc xuất xứ được quy định tại Hiệp định. Vì vậy, việc nuôi cấy tế bào và / hoặc lên men sẽ được hoặc không được cơ quan chức năng xem là quá trình gốc trong việc tạo nguồn phụ thuộc vào các quy tắc xác định xuất xứ hàng hóa quy định trong Hiệp định.

Câu hỏi 21:

Thủ tục thông quan nhập khẩu cho những mặt hàng cần biện pháp phòng ngừa sự cố hóa chất, và những mặt hàng trong danh sách phải đăng ký đủ điều kiện kinh doanh hóa chất (theo Nghị định số 113/2017/NĐ-CP) có khác gì với các mặt hàng khác không?

Trả lời:

Về hàng hóa cần biện pháp phòng ngừa

Căn cứ Điều 36 Luật Hóa chất số 06/2017/QH12 quy định:

“1. Tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất phải tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật về an toàn; định kỳ đào tạo, huấn luyện về an toàn hóa chất cho người lao động.

  1. Chủ đầu tư dự án hoạt động hóa chất không thuộc Danh mục quy định tại khoản 1 Điều 38 của Luật này phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất phù hợp với quy mô, điều kiện sản xuất và đặc tính của hóa chất.
  2. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
  3. a) Xác định, khoanh vùng và lập kế hoạch kiểm tra thường xuyên các điểm có nguy cơ xảy ra sự cố hóa chất cao;
  4. b) Các biện pháp, trang thiết bị và lực lượng ứng phó tại chỗ;
  5. c) Phương án phối hợp với các lực lượng bên ngoài để ứng phó sự cố hóa chất.
  6. Chủ đầu tư dự án hoạt động hóa chất thuộc Danh mục quy định tại khoản 1 Điều 38 của Luật này phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; chỉ được đưa dự án vào hoạt động sau khi Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đã được phê duyệt. Trường hợp mở rộng quy mô, thay đổi phạm vi hoạt động phải sửa đổi, bổ sung Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.”

Về thủ tục nhập khẩu mặt hàng hóa chất:

Việc nhập khẩu hóa chất thực hiện theo quy định tại Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất, theo đó: Đối tượng áp dụng là đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hóa chất; tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động hóa chất trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Doanh nghiệp đối chiếu thực tế hóa chất cần nhập khẩu của mình với các phụ lục kèm theo Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ để xác định điều kiện kinh doanh hóa chất, tên hóa chất có thuộc diện phải xin giấy phép, khai báo hóa chất … trước khi nhập khẩu. Trường hợp doanh nghiệp chưa rõ thì liên hệ với Cục hóa chất – Bộ công thương hoặc Cục công tác phía nam – Bộ Công thương để được hướng dẫn thực hiện.

 Về hồ sơ hải quan:

Thực hiện theo khoản 5 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 sửa đổi bổ sung Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.

0 0 votes
Đánh giá

Leave a Reply

0 Comment
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x
Hotline: 0938.960.113
SMS: 0938.960.113 Nhắn tin Facebook Zalo: 0938.960.113