Cảng Biển Việt Nam

Posted on Tin tức 254 Views

cảng biển việt nam ipologistics

CẢNG HẢI PHÒNG

Là một cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia, lớn thứ 2 ở Việt Nam lớn nhất miền Bắc. Là cửa ngõ quốc tế của Việt Nam nằm tại ba quận Hồng Bàng, Ngô Quyền và Hải An thành phố. Bên cạnh đó cụm cảng Lạch Huyện Cửa ngõ Quốc tế mới loại 1A đang được hoàn thiện sẽ mang một tầm vóc mới cho cảng biển Hải Phòng.

Cảng được người Pháp xây dựng năm 1874, là nơi được sử dụng để đổ bộ và tiếp tế cho quân đội viễn chinh. Sau đó, thương cảng này được nối liền với Vân Nam, Trung Quốc bằng đường xe lửa. Đến năm 1939, cảng này thực hiện 23% khối lượng vận chuyển xuất nhập khẩu của xứ Đông Dương.

Cảng Hải Phòng hiện nay bao gồm các khu bến cảng chính sau:

  1. Cảng Vật Cách: Xây dựng năm 1965, ban đầu là những dạng mố cầu, có 5 mố cầu bố trí cần trục ôtô để bốc than và một số loại hàng khác từ sà lan có trọng tải từ 100 đến 200 tấn.
  2. Khu cảng chính, hay còn gọi là Bến Hoàng Diệu, trước gọi là Bến Sáu kho trên sông Cấm: cảng container nội địa, cảng bốc xếp và vận chuyển hàng hóa rời, chủ yếu phục vụ nội địa. Khu cảng này có 11 cầu tàu, độ sâu trước bến là -8,4 mét; hệ thống kho rộng 31320 mét vuông; hệ thống bãi rộng 163 nghìn mét vuông.
  3. Khu bến Chùa Vẽ trên sông Cấm: cảng container chuyên dụng, có 5 cầu tàu, hệ thống bãi rộng 179 nghìn mét vuông.
  4. Khu bến Đình Vũ và Nam Đình Vũ: có thể tiếp nhận tàu trọng tải 10 nghìn – 20 nghìn DWT
    Cảng gồm 8 cầu tàu bê tông cốt thép, 2 cầu đang xây dựng trong đó có 1 bến nghiêng;
    Kho có diện tích 70.232 m², bãi chứa hàng có diện tích 39.000 m²;
    Thiết bị bốc dỡ: có cẩu cố định và di động 10 – 50 – 70 tấn, có xe nâng, hạ hàng, băng chuyển tải và cẩu xếp dỡ công ten nơ;
    Độ sâu trung bình của mực nước là 7 m;
    Có đường sắt vào các cầu tàu số 8 – 9 – 10 – 11.
    Khả năng xếp dỡ: từ 3,5 đến 4,5 triệu tấn/năm. Đang tăng cường khả năng xếp dỡ hàng hóa và công ten nơ lên 7 triệu tấn/năm.
  5. Khu bến sông Cấm: 5 nghìn – 10 nghìn DWT

  6. Khu bến Diêm Điền (huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình): 1 nghìn – 2 nghìn DWT
  7. Cảng Thủy sản
  8. Bến cảng Đoạn Xá
  9. Cảng Tân Vũ: có độ sâu cốt luồng là -7,3 mét, độ sâu trước bến là -10,3 mét, tiếp nhận được tàu 20 nghìn DWT, hiện có 2 cầu tàu dành cho làm hàng container (khi xây hoàn thành, sẽ có thêm 1 cầu tàu dành cho làm hàng container và 2 cầu tàu dành cho làm hàng rời).
  10. Bến cảng Hải An: Hiện có 1 cầu tàu dành cho làm hàng container
  11. Cảng Lạch Huyện (đang xây dựng). Trong đó bến số 1 và số 2 đã hoàn thiện và đón thành công tàu Wan Hai 805 có trọng tải 132000DWT (12000TEU)

cảng hải phòng ipologistics viet nam

CẢNG ĐÀ NẴNG

Cảng Đà Nẵng hiện là một cảng biển tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (cảng loại I) của Việt Nam nằm trong nhóm cảng Trung Trung Bộ Việt Nam, song đang được Chính phủ Việt Nam quy hoạch để trở thành một cảng cửa ngõ quốc tế (cảng loại IA) trong tương lai.

Hiện nay, cảng Đà Nẵng có ba khu bến: Tiên Sa – Sơn Trà, Liên Chiểu và Thọ Quang.

  • Tiên Sa – Sơn Trà là khu bến chính và là bến cảng tổng hợp có luồng vào dài 8 km, độ sâu -12 m, có khả năng tiếp nhận tàu từ 3 vạn đến 5 vạn DWT, tàu container tới 4 nghìn TEU và tàu khách du lịch tới 10 vạn GRT. Cảng có tổng diện tích bãi là 160.000 m² và kho chứa hàng là 20.290 m². Theo quy hoạch của Chính phủ, khu bến này sẽ được nâng cấp để có thể đón nhận tàu tới 50 vạn DWT vào năm 2020. Sau khi cảng Liên Chiểu hoàn thành thì cảng Tiên Sa có khả năng sẽ được chuyển công năng sang cảng phục vụ du lịch.
  • Liên Chiểu hiện nay là khu bến chuyên dùng gắn liền với Khu Công nghiệp Liên Chiểu, có khả năng tiếp nhận tàu tới 10 nghìn DWT, nhưng trong tương lai sẽ được nâng cấp để trở thành khu bến tổng hợp và thay khu bến Tiên Sa – Sơn Trà làm khu bến chính, có thể nhận tàu tới 80 nghìn DWT vào năm 2020, có khả năng đạt 46 triệu tấn/năm.

  • Thọ Quang là khu bến phục vụ nhu cầu khai thác của khu bến cảng cá Thọ Quang và các cảng của Nhà máy quân sự trong quá trình xây dựng, hoàn thiện. Có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải cho đến tàu 10.000DWT hành thủy và nâng cao năng lực chung cho toàn bộ tuyến luồng về công tác dân sự, quân sự tại khu vực này.

cảng đà nẵng ipo logistics

cảng quy nhơn

Cảng Quy Nhơn là một cảng biển tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Năm 2014, cảng này bốc dỡ tổng cộng 12.850.300 tấn hàng. Cao nhất trong các cảng ở khu vực Trung Bộ. Đây là cửa ngõ giao thương quan trọng của khu vực Miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam.

Ngày 19/01/1976 Bộ Giao thông Vận tải đã có Quyết định số 222/QĐ-TC về việc thành lập Cảng Quy Nhơn. Cảng Quy Nhơn có khả năng tiếp nhận tàu tới container tới 50 nghìn DWT. Theo quy hoạch của Chính phủ Việt Nam, tới năm 2020. Cảng Quy Nhơn sẽ có thêm khu bến cảng Nhơn Hội (trong khu kinh tế Nhơn Hội). Khả năng tiếp nhận tàu tới 80 – 100 nghìn DWT làm cảng chuyên dụng. Khu bến cảng Đống Đa, Đề Gi, Tam Quan làm khu bến địa phương vệ tinh.

Tại khu bến cảng Thị Nại, hiện cảng Quy Nhơn có 6 bến cảng. Các bến số 1-3 cho phép tiếp nhận các tàu có trọng tải 20 ngàn DWT. Các bến số 4 và 5 có thể tiếp nhận các tàu có trọng tải 20 ngàn DWT. Riêng bến số 6 có thể tiếp nhận tàu có trọng tải tới 100 ngàn DWT.

cảng quy nhơn ipo logistics

 

CẢNG HỒ CHÍ MINH

Cảng Sài Gòn là một hệ thống cảng biển tổng hợp cấp quốc gia bao gồm các cảng tại thành phố Hồ Chí Minh là hệ thống cảng biển lớn nhất ở Việt Nam có vị trí chiến lược trong việc phát triển kinh tế, đóng vai trò là cửa ngõ quốc tế của cả nước trong các hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu. Năm 2006, tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng là 35 triệu tấn.

Cụm cảng Sài Gòn bao gồm các khu bến cảng:

  • Các khu bến cảng tổng hợp và cảng công te nơ, gồm:
    • Cảng Hiệp Phước trên sông Soài Rạp: hiện tại có thể tiếp nhận tàu trọng tải đến 20 nghìn DWT, theo quy hoạch sẽ có thể tiếp nhận tàu đến 80 nghìn DWT vào năm 2020,
    • Cảng Cát Lái trên sông Đồng Nai: có thể tiếp nhận tàu đến 30 nghìn DWT
  • Các khu bến cảng tổng hợp địa phương và chuyên dùng trên sông Sài Gòn, Nhà Bè có thể tiếp nhận tàu từ 10 nghìn đến 30 nghìn DWT, gồm:
    • Tân Cảng,
    • Bến Nghé,
    • Khánh Hội,
    • Nhà Rồng,
    • Tân Thuận.
  • Chính phủ Việt Nam đã có kế hoạch xây dựng thêm khu bến Cần Giuộc, Gò Công trên sông Soài Rạp thuộc địa phận Long An và Tiền Giang làm khu bến vệ tinh cho các khu bến chính trong cảng Sài Gòn.

Năm 2005, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt di dời. Chuyển đổi công năng các cảng trong hệ thống cảng Sài Gòn ra ngoại thành. Các cảng còn lại như Tân Cảng sẽ dời đến cảng Cát Lái (Thủ Đức). Nhà máy đóng tàu Ba Son ở quận 1 cũng sẽ di dời. Các khu bến tàu hiện tại chủ yếu sẽ phục vụ vận tải hành khách. Năng lực đón nhận tàu tới 60 nghìn GRT vào năm 2015. Cảng Sài Gòn được thành lập vào ngày 22 tháng 2 năm 1860 dưới thời Pháp thuộc với tên gọi Thương Cảng Sài Gòn. Cảng nằm dọc theo sông Sài Gòn, cách biển 45 dặm (83 km) với tổng diện tích 3.860.000 m2 vào gồm 5 khu vực:

  • Khu vực Hàm Nghi: 4 km dọc bờ phải sông Sài gòn với 3 cầu tàu cho tàu nội địa.
  • Bến Nhà Rồng (vị trí cũ): dọc sông Tàu Hủ với 3 cầu tàu cho tàu nước ngoài.
  • Khu vực Khánh Hội: dài 1.25 km với 11 cầu tàu cho tàu nước ngoài.
  • Khu vực Chợ Cá: 3 cầu tàu và 2 bến.

Đến năm 1939, Sài Gòn trở thành cảng đứng hàng thứ 7 trong số các thương cảng của Đế quốc Pháp, vận chuyển 3.000.000 tấn trong đó 2.000 tấn xuất-nhập hàng hóa tàu biển thuộc mọi quốc tịch.[1]

Vào giữa thập niên 1960 dưới thời Việt Nam Cộng hòa kho Cảng Sài Gòn có diện tích 73.799m² với năng suất chứa 45.000 tấn hàng hóa.

Từ ngày 25 tháng 7 năm 1975. Thương Cảng Sài Gòn đổi tên mới là Cảng Sài Gòn. Cảng Sài Gòn có tổng diện tích là 475.000 m2, 3 bến xếp dỡ với chiều dài cầu tàu:

  • Bến Nhà Rồng (428 m)
  • Cảng Khánh Hội (1,264 m)
  • Bến Tân Thuận (866.5 m)

và nhiều phao buộc neo dọc hai bên bờ sông.

Qua nhiều giai đoạn phát triển. Ngày nay, Cảng Sài Gòn là một cảng quốc tế, cảng chính của miền Nam Việt Nam. Gồm 5 bến cảng (Nhà Rồng, Khánh Hội, Tân Thuận I, Tân Thuận II và Cần Thơ).

Mới đây, Cảng Sài Gòn đã thực hiện thành công dịch vụ trung chuyển container. Ngày 16/5/2009, Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu chuyến di dời các cảng trong hệ thống cảng Sài Gòn ra cảng Hiệp Phước (Nhà Bè)  và sau đó sẽ hình thành nên Khu đô thị cảng Hiệp Phước hiện đại.

Ngoài ra cũng trong tháng 5/2009. Thành phố Hồ Chí Minh đã bắt đầu nạo vét luồng Soài Rạp trong năm 2010 để có thể đón các tàu 50.000 tấn (DWT). Sau 2010 sẽ nạo vét sâu đến hơn 12m để có thể đón các tàu 70.000 tấn (DWT). Qua đó có thể nâng công suất của cảng Hiệp Phước lên đến 250 triệu tấn/1 năm.

cảng sài gòn ipo logistics


NẾU BẠN CÓ VẤN ĐỀ NÀO CẦN TƯ VẤN HÃY LIÊN HỆ CHÚNG TÔI:

# Cảng Biển Việt Nam # Cảng Biển Việt Nam # Cảng Biển Việt Nam # Cảng Biển Việt Nam # Cảng Biển Việt Nam
0 0 votes
Đánh giá

Leave a Reply

0 Comment
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x
Hotline: 0938.960.113
SMS: 0938.960.113 Nhắn tin Facebook Zalo: 0938.960.113