Danh sách cảng biển Nước Mỹ – Vận chuyển đường biển là một trong những phương thức vận tải quốc tế quan trọng nhất tại Việt Nam và các nước trên thế giới. Hiện nay, nhờ vào đặc điểm địa hình bờ biển dài, các đại dương lớn bao quanh nhiều châu lục giúp cho quá trình gửi hàng từ Việt Nam đi Mỹ đã và đang phát triển hơn bao giờ hết.
I. Danh sách các cảng biển ở Mỹ
Nước Mỹ được biết tới là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Hoạt động giao thương xuất nhập khẩu diễn ra nhộn nhịp ở cả Bờ Đông và Bờ Tây nước Mỹ, đặc biệt là tại các cảng biển.
1. Cảng Seattle
Cảng Seattle được thành lập và điều hành bởi liên minh Cảng biển Tây Bắc vào năm 2015. Cảng đã xử lý tổng cộng 3.320.379 TEU trong năm 2020. Bên cạnh đó, giá trị thương mại đường thủy của cảng cũng đạt đến 66 tỷ USD và có tổng cộng 189 đối tác thương mại từ khắp nơi trên thế giới.
2. Cảng Portland
Portland là một thành phố thuộc tiểu bang Oregon của Mỹ. Vị trí của Portland rất thuận tiện cho lưu thông cả đường thủy và đường bộ ra Thái Bình Dương: từ sông Willamette, sông Columbia và từ Tualatin đã mang lại cho Portland lợi thế hơn so với các cảng lân cận và giúp nó phát triển nhanh hơn.
Portland vẫn là cảng chính tại vùng Tây Bắc Thái Bình Dương suốt hết thế kỷ 19 cho đến khi cảng nước sâu của Seattle nối được với các nơi còn lại của Mỹ bằng tàu hỏa, mở ra tuyến đường thông bộ mà không phải đi qua sông Columbia.
3. Cảng Oakland
Nằm trên Bờ Đông của Vịnh San Francisco, cảng Oakland có tổng sản lượng đạt 2.461.262 TEU vào năm 2020. Cảng này quản lí hơn 5,26km² các cơ sở liên quan đến ngành hàng hải và vận chuyển hơn 99% khối lượng hàng hóa qua Bắc California.
4. Cảng Los Angeles
Toạ lạc ở Vịnh San Pedro thuộc bang California, miền Tây nước Mỹ với tổng diện tích hơn 30km² và bờ sông dài khoảng 70.000m, cảng Los Angeles có tổng sản lượng xếp dỡ đạt 9.213.395 TEU năm 2020. Cảng bao gồm 25 bến tàu và năng suất hoạt động được ví như là một cửa ngõ chính cho nền thương mại từ Mỹ sang châu Á.
5. Cảng Long Beach
Nằm tại thành phố Long Beach, California với diện tích chiếm đến 13km² đất liền và 40km bờ sông, cảng Long Beach hiện có 22 bến tàu. Giá trị sản lượng đạt được trong năm 2020 là 8.113.315 TEU. Giá trị thương mại ước tính hàng năm của cảng tương đương 170 tỷ USD.
6. Cảng Houston
Cảng Houston có tổng sản lượng đạt 2.989.349 TEU vào năm 2020. Cảng bao gồm 2 bến container và là nơi có tổ hợp sản xuất hóa dầu lớn nhất ở Mỹ. Dẫn đầu các mặt hàng giao dịch là dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu mỏ.
7. Cảng New Orleans
Đây là trung tâm công nghiệp và phân phối cũng như là cảng biển lớn tổng hợp của Mỹ với nhiều loại hàng hóa như hạt nhựa, thực phẩm, hàng tiêu dùng, và các loại hàng hóa khó vận chuyển khác như thép, kim loại, cao su, gỗ và giấy. Công suất hàng năm của cảng đạt đến 840.000 TEU với 6 giàn cần cẩu để xử lý các tàu 10.000 TEU.
8. Cảng Miami
Cảng Miami là cảng vận chuyển hàng hóa container lớn nhất bang Florida và lớn thứ 12 của nước Mỹ. Cảng có số nhân công trực tiếp và gián tiếp khoảng 176.000 người dân, và đóng góp hàng năm cho nền kinh tế của Nam Florida 17 tỷ USD. Đây là một trong những hải cảng bận rộn nhất nước Mỹ và thường được biết đến như là “kinh đô thế giới của những con tàu” hay “cửa ngõ hàng hóa vào nước Mỹ”.
Cảng Miami có tổng sản lượng đạt 1.066.738 TEU vào năm 2020.
9. Cảng Norfolk
Cảng Norfolk thuộc cảng vụ Virginia với sản lượng đạt hơn 2,8 triệu TEU trong năm 2020 và có cảng đường sắt liên phương thức lớn nhất ở Bờ Đông nước Mỹ.
10. Cảng New York
Là cảng vận chuyển container hàng đầu ở Bờ Đông. Các mặt hàng được vận chuyển chủ yếu tại đây là phế liệu kim loại, xăng dầu và các loại hàng rời. Sản lượng hàng hoá xếp dỡ của cảng đạt 7.585.819 TEU vào năm 2020 với công suất hoạt động khoảng 9 triệu TEU.
11. Cảng Chicago
Cảng Chicago liên kết với hệ thống kênh và sông nội địa của Mỹ với Great Lakes. Sản lượng hàng hoá xếp dỡ hàng năm của cảng đạt 894.832 TEU.
II. Thời gian vận chuyển hàng hóa đi Mỹ bằng đường biển
Dưới đây là bảng tổng hợp thời gian vận chuyển hàng hóa đi Mỹ dự kiến.Nhìn chung thời gian vận chuyển hàng hóa trên tàu container từ Việt Nam đi Mỹ bằng đường biển sẽ khá lâu, mất khoảng từ 20-40 ngày tùy theo từng cảng đến (Los Angeles, Long Beach, New York, Houston, Oakland, Miami, …)
Ngoài ra, thời gian vận chuyển hàng hóa đi Mỹ cũng phụ thuộc rất nhiều vào cảng đi/cảng đến là ở trung tâm thành phố, nội địa hay vùng quê; ngày lễ (nhân viên được nghỉ); điều kiện thời tiết; loại hàng hóa (một số hàng hóa đặc biệt, hoặc hàng hạn chế sẽ có thời gian vận chuyển lâu hơn vì cần phải đáp ứng các thủ tục bổ sung như: kiểm dịch, kiểm tra, cung cấp các chứng từ hải quan xuất nhập khẩu,…); tình hình ngành vận tải biển cụ thể tại thời điểm đó (có bị kẹt cảng hay tắc nghẽn gì không) và quyết định của hãng tàu nếu đi direct (đi thẳng) hoặc transit (nối tuyến),…
III. Những loại hàng hóa thường xuyên được vận chuyển đi Mỹ bằng đường biển
Trên thực tế, thị trường Mỹ có nhu cầu khá lớn đối với các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam. Như dệt may, thủy sản, giày dép. Trong những năm gần đây, Việt Nam thường xuất khẩu mạnh sang Mỹ bằng đường biển. Nhiều mặt hàng chủ lực, gồm:
-
-
- Hàng dệt may, quần áo, giày dép, túi xách, vải vóc các loại;
- Điện thoại, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện;
- Đồ gỗ mỹ nghệ, sản phẩm từ gỗ, mây tre đan, cói, thảm, sản phẩm gốm sứ;
- Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, dụng cụ phụ tùng khác;
- Sản phẩm từ chất dẻo, sắt, thép, dây điện và dây cáp điện;
- Đồ chơi, dụng cụ thể thao, các mặt hàng tiêu dùng;
- Các mặt hàng nông sản, thủy hải sản, bánh kẹo, ngũ cốc, rau củ quả;
- Nguyên vật liệu dệt may, các sản phẩm hóa chất.
-
IV. Một số phụ phí đường biển thường gặp khi vận chuyển hàng hoá đi Mỹ
Một số loại phụ phí thường gặp trong vận chuyển hàng hoá đi Mỹ bằng đường biển, cụ thể như sau:
1. PCS (Port Congestion Surcharge) – Phụ phí kẹt cảng / tắc nghẽn cảng
Phụ phí này mang tính thời vụ và được các hãng vận tải áp dụng khi cảng xếp hoặc dỡ xảy ra tình trạng ùn tắc hàng hóa. Làm cho tàu bị chậm trễ thời gian do phải neo đậu và chờ được xếp dỡ hàng hoá. Dẫn tới phát sinh các chi phí liên quan cho chủ tàu
Do đó, một số hãng tàu và đại lý đã lợi dụng điều này để tranh thủ thu phí tắc nghẽn cảng, cho dù nguyên nhân tắc nghẽn không phải do cảng mà là do ùn tắc giao thông đường bộ kết nối cảng,…
2. PSS (Peak Season Surcharge) – Phụ phí mùa cao điểm
Phụ phí này thường được các hãng tàu áp dụng trong mùa cao điểm. Đặc biệt là vào tháng 1, tháng 10, tháng 11, tháng 12 khi có sự tăng mạnh về nhu cầu vận chuyển hàng hóa để chuẩn bị cho mùa Giáng sinh, Ngày lễ Tạ ơn hoặc ngày Tết tại thị trường Mỹ và châu Âu. Mức thu tùy vào nhu cầu thị trường, càng khan hiếm chỗ thì PSS càng cao.
3. GRI (General Rate Increase) – Phụ phí tăng giá chung
Uỷ bang Hàng hải Liên bang của Mỹ (FMC). Yêu cầu các hãng tàu phải thông báo GRI trước 30 ngày. Hãng tàu có thể điều chỉnh giảm nhưng tuyệt đối không được tăng phụ phí GRI cao hơn mức đã báo cáo cho FMC. GRI có thể thay đổi tuỳ thuộc vào nhu cầu của thị trường. Càng khan hiếm chỗ thì GRI càng cao.
4. OWS (Overweight Surcharge) – Phụ phí đóng hàng quá mức cho phép
Các hãng tàu luôn mong muốn chở hàng càng nhẹ càng tốt nhằm tiết kiệm nhiên liệu và đảm bảo trọng tải tối đa. Do đó, nếu vào mùa cao điểm, hàng xuất khẩu nhiều và có trọng lượng vượt quá trọng lượng khuyến nghị của hãng tàu khiến tàu bị quá tải thì hãng tàu sẽ áp dụng phụ phí OWS đối với chủ hàng hoặc các công ty Forwarder để đảm bảo lợi nhuận cho chuyến tàu.
5. AMS (Advanced Manifest System) – Phí khai báo hải quan Mỹ
Tất cả các lô hàng nhập khẩu và làm thủ tục chuyển tải tại Mỹ đều bắt buộc áp dụng phí AMS. Khoảng 25 USD/Bill of Lading. Hải quan Mỹ yêu cầu phải khai báo chi tiết hàng hoá cho họ trong 24 giờ trước khi tàu chạy đến Mỹ. Việc khai báo AMS rất quan trọng và nếu để xảy ra sai sót. Hoặc trễ hạn thì sẽ bị phía Hải quan Mỹ phạt tiền rất nặng.
Phí này khai báo trên hệ thống rất phức tạp. Thông thường các Forwarder sẽ hỗ trợ khai giùm shipper.
AMS được áp dụng cho vận chuyển hàng đi Mỹ bằng đường biển. Đối với các tuyến khác, một số phụ phí tương tự như AMS là:
-
-
- Vận chuyển hàng đi Canada: Phí ACI (Advance Commercial Information Charge)
- Vận chuyển hàng đi EU: Phí ENS (Entry Summary Declaration)
- Vận chuyển hàng đi Nhật: Phí AFR (Japan Advance Filing Rules)
- Vận chuyển hàng đi Trung Quốc: Phí AMR ( Advance Manifest Rule)
- Vận chuyển hàng đi Châu Á: Phí ANB
-
6. Phí ISPS (International Ship and Port Facility Security Surcharge)
Đây là loại phụ phí an ninh của các cảng quốc tế. Phí ISPS được triển khai để đảm bảo an toàn cho hàng hóa. Tùy theo các cảng và nhà ga mà phí này có thể thay đổi một chút. Đây là khoản chi phí nhỏ nhưng bắt buộc phải có khi xử lý một container hàng hóa.
7. THC (Terminal Handling Charge) – Phụ phí xếp dỡ tại cảng
Đây là khoản phí thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng. Như: xếp dỡ, tập kết container từ CY ra cầu tàu… Thực chất cảng thu hãng tàu phí xếp dỡ và các phí liên quan khác. Và hãng tàu sau đó thu lại từ chủ hàng (người gửi. Và người nhận hàng) khoản phụ phí gọi là THC.
8. B/L Fee (Bill of Lading Fee) – Phí phát hành vận đơn
Tương tự như phí D/O nhưng mỗi khi có một lô hàng xuất khẩu thì các hãng tàu/Forwarder sẽ phải phát hành Bill of Lading (vận đơn đường biển). Bill được xem như là một hóa đơn giao nhận giữa hãng tàu và nhà xuất khẩu.
9. Seal Fee – Phí niêm phong chì
Đây là phí mua seal niêm phong container của hãng tàu. Trên seal có in các số hiệu độc nhất để kiểm soát an toàn cho hàng hoá và giúp hải quan tiện theo dõi, chống buôn lậu. Thường 1 seal dùng cho 1 container. Nếu mất hoặc hư seal, bạn cần liên hệ ngay với hãng tàu để mua lại seal mới. Vì mỗi hãng chỉ dùng đúng loại seal của họ.
10. Các loại phụ phí khác
Ngoài các phụ phí thường gặp ở trên thì khi vận chuyển hàng hóa đi Mỹ bằng đường biển còn có các loại phụ phí sau:
-
-
- CSS (Carrier Security Surcharge) – Phụ phí an ninh của hãng tàu
- ACC (Alameda Corridor Charge) – Phí sử sụng hành lang Alameda tại cảng Los Angeles/Long Beach nếu container đi tiếp các cảng/ điểm nội địa Mỹ bằng xe lửa.
- BAC hoặc BC, BUC, BSC (Bunker Adjustment Charge): Phụ phí xăng dầu
- MTF (Manifest Transfer Fee) – Phí truyền dữ liệu Manifest của Hãng tàu
- ERC (Equipment Repositioning Charge) – Phí trả rỗng về bãi chứa
- CAF (Currency Adjustment Factor) – Phụ phí tiền tệ,…
-