THỦ TỤC NHẬP KHẨU MÁY IN

THỦ TỤC NHẬP KHẨU MÁY IN

Máy in được nhập khẩu từ rất nhiều nước trên thế giới như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… Nhưng thủ tục nhập khẩu máy in thì lại giống nhau về quy trình, hồ sơ và mã HS.

THỦ TỤC NHẬP KHẨU MÁY IN

  1. Danh mục máy in phải xin giấy phép nhập khẩu:

Căn cứ theo nghị định số 25/2018/NĐ-CP – sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19/6/2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in, các doanh nghiệp được phép nhập khẩu máy in về Việt Nam. Trong trường hợp, có một số mặt hàng máy in nhập khẩu cần cấp giấy phép nhập khẩu, doanh nghiệp chỉ cần cung cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Việc phân loại các loại máy in phải xin giấy phép nhập khẩu, thủ tục hồ sơ và hồ sơ xin giấy phép được quy định tại Nghị định số 60/2014/NĐ-CP và Thông tư số 16/2015/TT-BTTTT (Phụ lục I).

Theo đó, máy in phải xin giấy phép nhập khẩu được phân loại chủ yếu dựa theo công nghệ in của máy mà không dựa theo công dụng. Cụ thể thì các loại máy in sau phải xin giấy phép nhập khẩu của Cục Xuất bản:

  • Máy in sử dụng công nghệ kỹ thuật số như: máy in laser, máy in phun có tốc độ in trên 50 tờ (khổ A4)/phút hoặc có khổ in trên A3 hay máy có kết hợp tính năng photocopy màu (đa màu).
  • Máy in offset, flexo, ống đồng, letterpress.
  • Máy photocopy màu máy in có chức năng photocopy màu.

Các loại máy in nhiệt, máy in 3D, máy in lưới không cần phải xin giấy phép nhập khẩu.

  1. Mã HS và thuế nhập khẩu, VAT của máy in:

Máy in có rất nhiều loại khác nhau. Nên để tra cứu được mã HS của máy in thì cần phải kiểm tra theo từng loại cụ thể. Có thể tham khảo mã HS máy in tại tiểu mục: 8443 trên biểu thuế xuất nhập khẩu.

Thuế VAT của máy in là 10%.

Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của máy in hiện hành là 0 – 10%.

Máy in offset, in cuộn, HS: 8443.11.00, thuế suất là 0%

Máy in offset, in theo tờ, loại sử dụng trong văn phòng (sử dụng giấy với kích thước ở dạng không gấp một chiều không quá 22cm và chiều kia không quá 36 cm), HS 8443.12.00, thuế suất là 0%

Máy in offset khác, HS 8443.13.00, thuế suất là 2%

Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt (FTA: ATIGA, ASEAN- Trung Quốc ASEAN- Hàn Quốc, ASEAN- Nhật Bản, Việt Nam – Nhật Bản là 0%)

  1. Hồ sơ và thủ tục cấp phép nhập khẩu máy in:

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu gồm có:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu theo mẫu số 04 tại phụ lục của Nghị định số 25/2018/NĐ-CP
  • Catalogue của các thiết bị in
  • Bản sao giấy đăng ký kinh doanh

Thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu máy in:

  • Tổ chức, cá nhân làm thủ tục nhập khẩu máy in nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị in qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoặc nộp trực tiếp tại Cục Xuất bản. Bộ Thông tin và Truyền thông.
  • Trong thời gian 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị in, trường hợp không cấp giấy phép sẽ có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
  1. Thủ tục nhập khẩu máy in :

Theo quy định hiện hành, máy in không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu. Vì vậy, công ty có thể làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định.

Chú ý: Doanh nghiệp cần chú ý một số máy in bị cấm nhập khẩu nếu đã qua sử dụng (tùy mã HS).

Khi làm thủ tục thông quan. Ngoài xuất trình giấy phép NK còn cần chuẩn bị sẵn những chứng từ theo quy định của Hải quan như:

  • Hợp đồng ngoại thương (Sales Contract)
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Bản kê hàng hóa (Packing List)
  • Vận đơn (Bill of Lading)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin)…

Bước 1: Khai tờ khai hải quan

Sau khi có đầy đủ chứng từ xuất nhập khẩu: giấy phép nhập khẩu máy in, hợp đồng, hóa đơn, phiếu đóng gói, vận đơn, chứng nhận xuất xứ, thông báo hàng đến và xác định được mã HS Code máy in thì có thể nhập thông tin khai báo lên hệ thống hải quan qua phần mềm.

Bước 2: Mở tờ khai hải quan

Sau khi khai xong tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng. Có luồng tờ khai thì in ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống. Chi cục hải quan để mở tờ khai. Tùy theo phân luồng xanh, vàng, đỏ mà thực hiện các bước mở tờ khai.

Bước 3: Thông quan tờ khai hải quan

Sau khi kiểm tra xong hồ sơ nếu không có thắc mắc gì thì cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai, lúc này có thể đóng thuế nhập khẩu máy in cho tờ khai hải quan để thông quan hàng hóa.

Bước 4: Vận chuyển hàng về kho

Tờ khai thông quan thì tiến hành các bước thanh lý tờ khai và làm các thủ tục cần thiết để mang về kho.

———————————————————————————————————————————————————————–

NẾU BẠN CÓ VẤN ĐỀ NÀO CẦN TƯ VẤN HÃY LIÊN HỆ CHÚNG TÔI:

     

Hoặc

     

    0 0 votes
    Đánh giá

    Leave a Reply

    0 Comment
    Inline Feedbacks
    View all comments
    0
    Would love your thoughts, please comment.x
    ()
    x
    Hotline: 0938.960.113
    SMS: 0938.960.113 Nhắn tin Facebook Zalo: 0938.960.113