THỦ TỤC XUẤT KHẨU BƠ TRÁI
1. MÃ HS
Trái bơ tươi có mã HS thuộc:
Nhóm 0804 – Quả chà là, sung, vả, dứa, bơ, ổi, xoài và măng cụt, quả tươi hoặc quả khô
08044000 – Quả bơ
2. HỒ SƠ HẢI QUAN
Bộ hồ sơ hải quan xuất khẩu trái bơ gồm có những giấy tờ, chứng từ sau:
-
Tờ khai hải quan
-
Giấy tờ đầu vào hàng hóa (hóa đơn, bảng kê thu mua)
-
Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
-
Hợp đồng thương mại (Sales Contract) (nếu có)
-
Bill of Lading – Vận đơn hàng hóa
-
Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List)
Và một số chứng từ có thể cần phải có theo yêu cầu của đối tác nhập khẩu:
-
Certificate of Origin (Giấy chứng nhận xuất xứ) (C/O)
-
Certificate of Phytosanitary (Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật)
-
Health Certificate (Giấy chứng nhận y tế) (HC)
-
Các chứng từ liên quan khác,…
3. LƯU Ý KHI XUẤT KHẨU TRÁI BƠ
3.1 CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ (C/O) KHI XUẤT KHẨU TRÁI BƠ
Giấy chứng nhận này không phải là giấy bắt buộc trong quá trình làm thủ tục thông quan cho lô hàng. Tuy nhiên, người mua hàng có thể yêu cầu doanh nghiệp làm giấy chứng nhận xuất xứ đối với một số thị trường có kí hiệp định thương mại giữa nước nhập khẩu và Việt Nam. Vì vậy, nhà nhập khẩu có thể sử dụng chứng nhận xuất xứ để có mức thuế nhập khẩu ưu đãi. Ví dụ nếu xuất khẩu đi Thị trường các nước Asean là mẫu D (certificate of Origin Form D), thị trường Trung Quốc dùng form E, thị trường Mỹ dùng form B,…
– Bộ hồ sơ để xin cấp C/O khi xuất khẩu trái bơ gồm:
-
Bill Of Lading, Invoice, Packing List, Tờ khai xuất thông quan
-
Định mức sản xuất, quy trình sản xuất
-
Đầu vào nguyên vật liệu (tờ khai nhập, hóa đơn mua nguyên vật liệu, bảng kê thu mua..)
3.2 THỦ TỤC KIỂM DỊCH THỰC VẬT KHI XUẤT KHẨU TRÁI BƠ
Trước 2-3 ngày vận chuyển lô hàng trái bơ, doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký kiểm dịch thực vật cho lô hàng trái bơ xuất khẩu với cơ quan kiểm dịch thực vật.
– Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật khi xuất khẩu trái bơ gồm có:
-
Đơn đăng ký kiểm dịch thực vật (theo mẫu)
-
Danh sách đóng gói (Packing List)
-
Giấy ủy quyền ủy thác làm thủ tục kiểm dịch (nếu có)
-
Mẫu của lô hàng trái bơ xuất khẩu
– Quy trình kiểm dịch thực vật như sau:
-
Đăng ký kiểm dịch: Nhà xuất khẩu gửi bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu tại cơ quan kiểm dịch thực vật và khai báo trực tuyến trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
-
Lấy mẫu: Chủ hàng cần đăng ký kiểm dịch ít nhất trước 1-2 ngày mang hàng ra cảng. Cơ quan kiểm dịch tiến hành lấy mẫu. Mẫu có thể kiểm dịch tại cảng hoặc tại nhà máy.
-
Khai báo thông tin: Khai báo các thông tin về lô hàng lên hệ thống để ra chứng thư nháp.
-
Bổ sung hồ sơ và lấy chứng thư: Sau khi kiểm tra các thông tin trên chứng thư nháp, xác nhận hoặc sửa chữa với cơ quan kiểm dịch thì tiến hành bổ sung hồ sơ và lấy chứng thư gốc.
Lưu ý: Lần đầu bên kiểm dịch thực vật có thể sẽ về tại cơ sở để kiểm tra hàng hóa hoặc sẽ kiểm tại cảng. Các lần sau doanh nghiệp có thể chuyển hàng lên chi cục kiểm dịch để kiểm tra hàng, tùy theo sự lựa chọn của doanh nghiệp.
3.4 LƯU Ý KHI VẬN CHUYỂN TRÁI BƠ XUẤT KHẨU
Trái bơ có thời hạn bảo quản ngắn, nhanh chín và rất dễ bị mất nước. Để đảm bảo trái bơ xuất khẩu sang Châu Âu vẫn giữ nguyên chất lượng cần chú ý những điểm sau:
-
Trong quá trình vận chuyển phải đảm bảo điều kiện bảo quản trái bơ tối ưu. Trái bơ sẽ được giữ trong phòng làm mát với nhiệt độ từ 5 đến 8 độ C.
-
Trái bơ sẽ được đóng gói trong các thùng carton đạt tiêu chuẩn. Khi vận chuyển hãy cố gắng sắp xếp các thùng thật ngay ngắn để tránh va đập. Ngoài ra phải duy trì độ ẩm phù hợp, tránh cho thùng carton bị ngấm nước.
-
Độ ẩm phù hợp để bảo quản trái bơ là 50-60%. Độ ẩm này sẽ được duy trì bởi kho lạnh và những túi hút Ethylene trong quá trình xuất khẩu. Do vậy khi lựa chọn đơn vị vận chuyển hãy trao đổi chi tiết về vấn đề này.
———————————————————————————————————————————————————————–