Thủ Tục Xuất Khẩu Thép

Thủ Tục Xuất Khẩu Thép

Thép và các sản phẩm từ thép hiện là mặt hàng chủ lực được nhiều doanh nghiệp xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Vậy cách làm thủ tục xuất khẩu mặt hàng này như thế nào? Có cần xin giấy phép xuất khẩu không? Quy trình xuất khẩu ra sao? Trong khuôn khổ bài viết này, Real Logistics sẽ cùng tìm hiểu và giải đáp cho bạn về Thủ tục xuất khẩu thép.

1. Mã HS của thép và sản phẩm từ thép

Theo biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2023, thép và các sản phẩm từ thép có mã HS thuộc chương 72: Sắt và thép

Thủ Tục Xuất Khẩu Thép

2. Thủ tục hải quan xuất khẩu thép

Bộ hồ sơ hải quan xuất khẩu thép sẽ gồm có những giấy tờ:

  • Tờ khai hải quan xuất khẩu theo mẫu

  • Sales Contract (Hợp đồng bán hàng)

  • Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)

  • Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa)

  • Bill of Lading (vận đơn)

  • Giấy tờ đầu vào hàng hóa (hóa đơn, bảng kê thu mua)

  • Hợp đồng ủy thác xuất khẩu (nếu ủy thác)

  • Certificate of Origin (Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa)

  • Và một số chứng từ khác (nếu có)

3. Lưu ý khi xuất khẩu thép

3.1 Chứng nhận xuất xứ (C/O) khi xuất khẩu thép

Giấy chứng nhận này không phải là giấy bắt buộc trong quá trình làm thủ tục thông quan cho lô hàng. Tuy nhiên, người mua hàng có thể yêu cầu doanh nghiệp làm giấy chứng nhận xuất xứ đối với một số thị trường có kí hiệp định thương mại giữa nước nhập khẩu và Việt Nam. Vì vậy, nhà nhập khẩu có thể sử dụng chứng nhận xuất xứ để có mức thuế nhập khẩu ưu đãi.
Ví dụ nếu xuất khẩu đi Thị trường các nước Asean là mẫu D (certificate of Origin Form D), thị trường Trung Quốc dùng form E, thị trường Mỹ dùng form B,…

– Bộ hồ sơ để xin cấp C/O khi xuất khẩu thép gồm:

  • Bill Of Lading, Invoice, Packing List, Tờ khai xuất thông quan

  • Định mức sản xuất, quy trình sản xuất

  • Đầu vào nguyên vật liệu (tờ khai nhập, hóa đơn mua nguyên vật liệu, bảng kê thu mua..)

3.2 Shipping mark (nhãn dán hàng hóa)

Đối với hàng hóa xuất khẩu, để đảm bảo quá trình vận chuyển và làm thủ tục hải quan diễn ra thuận lợi nhất, doanh nghiệp nên dán shipping mark lên kiện hàng. Nội dung trên nhãn hàng hóa cần đảm bảo có các thông tin như:

  • Tên hàng bằng tiếng Anh

  • Tên đơn bị sản xuất/xuất khẩu

  • Tên đơn vị nhập khẩu

  • MADE IN VIETNAM (trong một số trường hợp, nếu không có thông tin này trên hàng, hải quan hiện trường có thể dừng không cho hàng đi khi tiến hành kiểm hóa)

  • Số thứ tự kiện/tổng số kiện

  • Ngoài ra, có thể thêm các thông tin như Số hợp đồng/invoice trên shipping mark

  • Lưu ý về sắp xếp, vận chuyển hàng hóa (nếu có)

———————————————————————————————————————————————————————–

NẾU BẠN CÓ VẤN ĐỀ NÀO CẦN TƯ VẤN HÃY LIÊN HỆ CHÚNG TÔI:

Form liên hệ

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    Hotline: 0938.960.113
    SMS: 0938.960.113 Nhắn tin Facebook Zalo: 0938.960.113