Thủ tục xuất mây tre đan – Nghề mây tre đan ở Việt Nam được hình thành và phát triển từ hàng nghìn năm trước. Trải qua nhiều thăng trầm trong quá trình phát triển, hiện nay nghề này đang ngày càng khởi sắc và có chỗ đứng nhất định trên thị trường tiêu dùng. Ngoài ra, mây tre đan là một trong những mặt hàng thủ công mỹ nghệ có giá trị xuất khẩu lớn ở Việt Nam, được nhiều người dân nước ngoài ưa chuộng, đặc biệt là các nước Nhật Bản, Mỹ, Tây Ban Nha, Nga…
Cùng với quá trình hội nhập thương mại quốc tế, ngành mây tre đan cũng có những bước chuyển mình mạnh mẽ và gặt hái nhiều thành công. Vậy bạn đã bao giờ thắc mắc về thủ tục và quy trình xuất khẩu mặt hàng mây tre đan này chưa? Những giấy phép xuất khẩu nào cần chuẩn bị?
I. Thủ tục xuất khẩu mây tre đan
1. Cơ sở pháp lý xuất khẩu
Mây tre đan không nằm trong danh mục các mặt hàng cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật. Vì vậy doanh nghiệp có thể xuất khẩu và làm thủ tục xuất khẩu mây tre đan bình thường.
2. Mã HS Code các sản phẩm mây tre đan
Tùy vào mặt hàng cũng như chất liệu mà mã HS Code của các sản phẩm mây tre đan sẽ có sự khác nhau. Cụ thể, đối với các sản phẩm mây tre đan sẽ có mã HS Code thuộc nhóm 4602 – Hàng mây tre, liễu gai và các mặt hàng khác được làm trực tiếp từ vật liệu tết bện hoặc làm từ các mặt hàng thuộc nhóm 46.01; những sản phẩm từ cây họ mướp. Dưới đây là mã HS Code của một số mặt hàng mây tre đan:
460211: Các sản phẩm được làm từ tre:
-
- 46021110: Túi và vali du lịch
- 46021120: Giỏ đựng chai
- 46021190: Loại khác
460212: Các sản phẩm được làm từ song mây:
-
- 46021210: Túi và vali du lịch
- 46021220: Giỏ đựng chai
- 46021290: Loại khác
460219: Loại khác:
-
- 46021910: Túi và vali du lịch
- 46021920: Giỏ đựng chai
- 46021990: Loại khác
460290: Loại khác:
-
- 46029010: Túi và vali du lịch
- 46029020: Giỏ đựng chai
- 46029090: Loại khác
3. Thuế xuất khẩu hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ vào Phụ lục I – Biểu thuế xuất khẩu theo danh mục các mặt hàng chịu thuế của nghị định 125/2017/NĐ-CP. Những sản phẩm thủ công mỹ nghệ, mây tre đan không nằm trong danh sách các mặt hàng phải chịu thuế xuất khẩu. Do đó, khi xuất khẩu các sản phẩm mây tre đan, doanh nghiệp không phải nộp thuế xuất khẩu.
Bên cạnh đó, thuế VAT đối với mây tre đan khi xuất khẩu theo quy định hiện nay cũng là 0%.
4. Hồ sơ hải quan xuất khẩu mây tre đan
Bộ hồ sơ hải quan xuất khẩu mây tre đan gồm có những giấy tờ, chứng từ sau:
-
- Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại);
- Packing List (Phiếu đóng gói);
- Bill of Lading (Vận đơn hãng tàu);
- Certificate of Origin (C/O nếu có);
- Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật;
- Fumigation Certificate (Giấy chứng nhận hun trùng);
- Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (Nếu có);
- Các chứng từ liên quan khác,…
III. Quy trình xuất khẩu mây tre đan
-
- Bước 1: Sau khi đóng hàng vào container xong thì sẽ đăng ký kiểm dịch thực vật. Có thể đăng ký kiểm dịch tại ICD, kho hàng hoặc ngay tại chỗ đăng ký kiểm dịch.
- Bước 2: Hun trùng cont hàng.
- Bước 3: Tiến hành làm thủ tục hải quan.
- Bước 4: Thông quan lô hàng.
II. Những giấy phép xuất khẩu mây tre đan cần chuẩn bị
Trước khi tiến hành xuất khẩu hàng mây tre đan, doanh nghiệp cần phải đăng ký kiểm dịch thực vật cũng như hun trùng.
Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật đối với mặt hàng mây tre đan bao gồm:
-
- Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật (Theo mẫu của cơ quan kiểm dịch được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT);
- Hợp đồng mua bán hàng hóa, vận đơn, phiếu đóng gói hàng hóa nếu có;
- Giấy ủy quyền của chủ hàng (Trong trường hợp bên đăng ký là người được chủ hàng ủy quyền);
- Mẫu mây tre đan của lô hàng cần kiểm dịch.
Nếu như lô hàng đáp ứng được yêu cầu kiểm dịch của nước nhập khẩu, Cơ quan kiểm dịch thực vật sẽ cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật cho doanh nghiệp. Và ngược lại.
Để xin cấp chứng thư hun trùng, doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ chứng tờ bao gồm:
-
- Hóa đơn thương mại (Commercial invoice);
- Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list);
- Vận đơn (Bill of lading).