Thủ tục xuất khẩu gốm sứ – Hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu gốm sứ đang ngày càng tăng mạnh trên một số thị trường lớn như: Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Canada, Hong Kong,… Vì vậy, để giúp các doanh nghiệp Việt có thể tự tin giao thương với các nước trên thế giới
1. Mã HS code của mặt hàng gốm sứ
Doanh nghiệp có thể tham khảo mã HS code của các mặt hàng gốm sứ tại chương 69 của Biểu thuế xuất nhập khẩu 2021. Dựa vào thành phần cấu tạo, mô tả, và thực tế hàng hoá mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn áp mã HS code cho mặt hàng gốm sứ phù hợp.
2. Thủ tục xuất khẩu các mặt hàng gốm sứ
Do nhóm mặt hàng gốm sứ không thuộc danh mục quản lý chuyên ngành. Xin giấy phép khi xuất khẩu. Nên doanh nghiệp tiến hành làm thủ tục hải quan xuất khẩu như hàng hóa thương mại thông thường.
Hồ sơ hải quan xuất khẩu dựa theo khoản 5 điều 1 của thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC)
Thuế xuất khẩu gốm sứ là 0%.
Hồ sơ chứng từ xuất khẩu bao gồm:
- Sales Contract
- Commercial Invoice
- Packing List
- Giấy tờ đầu vào hàng hóa (hóa đơn, bảng kê thu mua)
- Hợp đồng ủy thác xuất khẩu (nếu ủy thác)
Đáng chú ý nhất là về cách thức đóng gói chuẩn để tránh tình trạng vỡ hàng khi vận chuyển. Có một số thị trường nhập khẩu yêu cầu phải có giấy chứng nhận.
Các chứng từ có thể người nhập khẩu yêu cầu:
- Commercial Invoice
- Packing List
- Bill of Lading/Air waybill
- C/O
- Các chứng từ liên quan khác
3. Thủ tục nhập khẩu các mặt hàng gốm sứ
3.1 Hồ sơ chứng từ nhập khẩu bao gồm:
- 2 bản chính: hợp đồng mua bán hàng hoá (hợp đồng được xác lập bằng văn bản hoặc bằng các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm: điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu, bản tiếng Việt hoặc bản tiếng Anh, nếu là ngôn ngữ khác thì người khai hải quan phải nộp kèm bản dịch ra tiếng Việt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bản dịch)
- 1 bản sao: hợp đồng uỷ thác nhập khẩu (nếu nhập khẩu uỷ thác): nộp 01 bản sao; hóa đơn thương mại.
- 1 bản chính: vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật.
- 1 bản sao: bản kê chi tiết hàng hoá đối với hàng hoá có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất.
- 1 bản chính hoặc bản có giá trị tương đương như điện báo, bản fax, telex, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật. C/O (đối với hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định thương mại ký với các nước, nhóm nước),…
3.2 Lưu ý
Nếu nhập khẩu các mặt hàng gốm sứ để chứa đựng thực phẩm như là chén bát, dĩa, ly,… thì mọi người cần tham khảo thêm Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm để biết về quy định nhập khẩu cho các loại thực phẩm và vật dụng chứa đựng thực phẩm và Thông tư 05/2018 Ban hành danh mục thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm và dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm được xác định mã số hàng hóa theo danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam để xác định chính xác hàng của bạn nhập về thuộc loại nào.
Theo đó quy trình nhập hàng gốm sứ dùng để chứa đựng thực phẩm sẽ bao gồm các bước sau:
- Nhập mẫu về test mẫu trước để có kết quả làm công bố
- Tiến hành đăng ký công bố cho sản phẩm
- Kiểm tra chất lượng nhà nước về ATTP (gọi tắt là KTCL)
- Làm thủ tục hải quan, thông quan lô hàng.
Bạn cần phải làm công bố cho các mặt hàng gốm sứ chứa đựng thực phẩm. Sau khi có được công bố của Bộ Y Tế trong tay rồi bạn mới tiến hành nhập hàng về.