Từ lâu, lá chuối đã trở thành nguyên liệu quá đỗi thân thuộc đối với người Việt Nam. Nó được dùng để gói bánh, đồ ăn tươi sống hoặc chín để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, góp phần bảo vệ môi trường cũng như đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người tiêu dùng. Dần dần, mô hình sử dụng lá chuối nhanh chóng được nhân rộng ra nhiều nơi ở trong nước, đồng thời mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam xuất khẩu ra quốc tế.
I. Tiềm năng xuất khẩu lá chuối Việt Nam
Ở trên các sàn thương mại điện tử như Amazon, eBay… lá chuối đang được bán với nhiều mức giá khác nhau. Trang Amazon bán với giá 17,95 USD (tương đương hơn 410.000 đồng), tính ra hơn 600.000 đồng/kg, chưa tính phí vận chuyển. Nội dung quảng cáo sản phẩm là: “Lá chuối không chỉ đẹp mà còn có mùi hương và hương vị tinh tế khi cho thực phẩm lên trên đó, vừa tạo cảm giác bắt mắt trong khi ăn…”.
Tại Việt Nam, hiện một số đơn vị cũng thu mua lá chuối đẹp tại vườn với giá 4.000 đồng/kg để xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Ngoài ra, tại hầu hết các vùng trồng chuối, lúc cắt tỉa cành lá và thu hoạch buồng chuối xong. Người nông dân thường phải chặt bỏ lá đem cho bò ăn, cho cá ăn. Thậm chí, nếu nhiều quá, họ phải đem phơi khô và đốt bỏ cho sạch ruộng vườn…
Theo một người dân tại địa phương trồng chuối. Các loại lá chuối ở Việt Nam rất phổ biến, nơi nào cũng trồng được nên có giá bán rất rẻ. Thậm chí nếu không phải ngày rằm, lễ hay dịp Tết thì những loại lá này thường được bỏ đi. Tuy nhiên, ở Nhật Bản, Hàn Quốc hay châu Âu, loại lá này rất hiếm và có giá bán vô cùng đắt đỏ.
Để có thể nhập khẩu lá chuối vào thị trường nước ngoài, các nhà xuất khẩu phải có đầy đủ các thông tin liên quan đến sản phẩm. Cụ thể là:
-
- Lá chuối dùng để xuất khẩu phải là những chiếc lá có bề ngang rộng 30cm. Lá liền mảnh không rách.
- Lá chuối khá giòn nên phải biết cách chọn lá đúng tuổi. Hái về phơi nắng vừa đủ độ héo để lá mềm mà không mất đi màu xanh.
- Sau khi xử lý sát trùng kỹ, lá chuối được đóng gói. Các kiện hàng đều phải được đóng bao bì sao cho dễ dàng làm giấy giám định.
- Các kiện hàng được sắp xếp sát nhau thành một khối chắc chắn, có lỗ thông gió trên thành kiện hàng để đảm bảo độ thông gió cho sản phẩm bên trong.
- Bên cạnh đó, người bán cũng cần cung cấp thông tin về các loại sâu bệnh gắn với lá chuối.
II. Ứng dụng của lá chuối Việt Nam ở nước ngoài
Phần lớn cộng đồng người Việt ở nước ngoài dùng lá chuối để gói bánh tét, bánh chưng, bánh giầy, xôi, giò chả hoặc trang trí các món ăn vào các dịp lễ, Tết.
Ngoài ra, với mong muốn giảm thiểu tối đa bao bì nilong, ưu tiên các nguyên liệu thân thiện với môi trường thì việc sử dụng lá chuối đang rất được ưa chuộng. Nhằm đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như mang đậm tính đặc trưng của người Việt Nam trong từng món ăn tại nơi đất khách.
Dưới đây là quy trình sản xuất lá chuối đông lạnh xuất khẩu mà Quý khách hàng:
Thông thường lá chuối được thu mua tại các trang trại lớn rồi đem về sơ chế, loại bỏ lá rách, không đủ kích cỡ. Đưa qua hệ thống ngâm sục khí ozone để khử khuẩn. Làm giảm nhiệt độ bề mặt lá, giúp lá không bị héo úa, vàng ủng khi bảo quản chờ đưa vào sản xuất.
Lá được cuộn lại, đóng gói theo quy cách 0,5 – 1kg. Sau đó, sản phẩm được hút chân không, cấp đông ở – 18 độ C trước khi đưa đi xuất khẩu.
III. Mã HS code và thuế xuất khẩu của lá chuối
Căn cứ vào Thông tư 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017 ban hành danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, hướng dẫn phân loại như sau: lá chuối có mã HS phù hợp là 06049090.
Lá chuối không nằm trong danh sách các mặt hàng chịu thuế xuất khẩu. Do đó mặt hàng này có thuế xuất khẩu là 0%. Thuế VAT là 0%.
IV. Quy trình xuất khẩu lá chuối
1. Làm giấy kiểm dịch thực vật xuất khẩu
Kiểm dịch thực vật nhằm đảm bảo không có mầm bệnh nào theo đường xuất khẩu lây lan hay lan truyền cho nước nhập khẩu. Nếu không làm kiểm dịch thực vật cho lá chuối thì hàng hóa sẽ không được làm thủ tục hải quan.
Các bước đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu
-
- Bước 1: Truy cập trang web và đăng ký kiểm dịch thực vật https://khaibaohoso.vnsw.gov.vn/
- Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ.
- Bước 3: Tiến hành kiểm tra lô hàng. Kiểm tra chi tiết đối với các lô hàng lần đầu xuất khẩu, đã từng có sai phạm trước đó.
- Bước 4: Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật. (Giấy kiểm dịch thực vật sẽ được cấp sau 2 -3 ngày).
Lưu ý khi làm thủ tục xin giấy kiểm dịch thực vật
-
- Lần đầu bên kiểm dịch thực vật có thể sẽ về tại cơ sở để kiểm tra hàng hóa .
- Các lần sau doanh nghiệp có thể chuyển hàng lên chi cục kiểm dịch để kiểm tra hàng. Tùy theo sự lựa chọn của doanh nghiệp .
- Đồng thời với việc làm kiểm dịch thực vật. Doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ để thông quan hàng hóa.
2. Chứng từ khai báo hải quan khi xuất khẩu lá chuối
Về thủ tục và hồ sơ khai báo hải quan thực hiện theo Điều 16, Điều 18 Thông tư 38/2015/T-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính, doanh nghiệp thực hiện khai báo và nộp hồ sơ hải quan tại Chi cục Hải quan nơi Doanh nghiệp truyền dữ liệu đăng ký tờ khai nhập khẩu hàng hóa.
Bộ hồ sơ khai báo hải quan xuất khẩu lá chuối bao gồm:
-
- Invoice (Hóa đơn thương mại);
- Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa);
- Bill Of Lading (Vận đơn);
- Sales Contract (Hợp đồng thương mại);
- Kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate).
Lưu ý:
-
- Đối với mặt hàng lá chuối xuất khẩu. Để đảm bảo việc vận chuyển và làm thủ tục hải quan được thuận lợi. Doanh nghiệp nên dán shipping mark trên các kiện hàng.
- Ngoài ra. Quý doanh nghiệp cần chú ý làm việc với bên mua hàng để đáp ứng các chứng từ xuất khẩu. Mà bên mua cần để thông quan nhập khẩu và tiêu thụ hàng hóa .
- Nếu Quý doanh nghiệp gặp vướng mắc trong quá trình thông quan, vui lòng liên hệ 0938 444 043 (Mr.Trực) để được hỗ trợ nhanh nhất.