THỦ TỤC NHẬP KHẨU BƠM HƠI BẰNG TAY HOẶC CHÂN
Nhập khẩu bơm hơi bằng chân hoặc tay vào Việt Nam, doanh nghiệp nhập khẩu chỉ cần chuẩn bị chứng từ khai báo hải quan và không cần xin giấy phép nhập khẩu. Nếu bạn muốn nhập khẩu máy bơm hơi bằng tay vào Việt Nam, hãy chuẩn bị đầy đủ thông tin hàng hóa khai báo. các chứng từ liên quan. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn từng bước chi tiết và bảo vệ quyền lợi của mình khi nhập khẩu máy bơm hơi bằng tay vào Việt Nam.
Sản phẩm bơm hơi bằng tay đã trở thành một trong những sản phẩm quen thuộc trong cuộc sống chúng ta suốt rất rất lâu. Tuy nhiên, dù hình dáng của nó đã được cải tiến và trở nên đẹp mắt hơn, cấu tạo và chức năng vẫn giữ nguyên như trước đây. Công dụng của bơm hơi bằng tay rất đa dạng và có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như bơm phao bơi, bơm bồn tắm, bơm bong bóng, v.v.
Mã Hs bơm hơi bằng tay
Hs code bơm hơi bằng tay
- 84142010: – – Bơm xe đạp: Thuế NK ưu đãi: 20%, thuế gtgt: 10%. Nếu có C/O có thể được hưởng mức thuế thấp hơn. VD: Việt Nam – Nhật Bản: thuế nk 0%, ASEAN – Trung Quốc: 10%, ASEAN – Nhật Bản: 6%, ASEAN (ATIGA): 0%
- 84142090: – – Loại khác: Thuế NK ưu đãi: 20%, thuế gtgt: 10%. Nếu có C/O có thể được hưởng mức thuế thấp hơn. VD: Việt Nam – Nhật Bản: thuế nk 0%, ASEAN – Trung Quốc: 10%, ASEAN – Nhật Bản: 6%, ASEAN (ATIGA): 0%
tùy vào tính chất và thiết kế cụ thể của sản phẩm. Mời bạn kiểm tra lại với cơ quan hải quan hoặc cơ quan chức năng để biết mã HS code chính xác của sản phẩm cụ thể.
Hồ sơ khai báo hải quan cho bơm hơi bằng tay
- Bill of lading (vận tải đơn )
- Invoice (hóa đơn thương mại)
- Packing List (quy cách đóng gói)
- Contract (hợp đồng thương mại)
- Certificate of Origin (giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa)
Lưu ý: Sản phẩm phải có nhãn mác xuất xứ rõ ràng theo quy định nhãn hàng hóa nhập khẩu theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ về nhãn hàng hóa,
Các bước nhập khẩu bơm hơi bằng tay hoặc chân
Bước 1: Liên hệ người bán hàng và theo dõi quá trình đóng gói hàng hóa.
Bước 2: Kiểm tra chứng tứ nhập khẩu bao gồm Invoice, Packing list, Contract
Bước 3: Lấy booking từ đại lý hãng tàu. Booking thể hiện rõ
nơi đi, nơi đến, tên hàng, số khối, trọng lượng
Bước 4: Nhận thông báo hàng đến và debit note của hãng tàu. Và thanh toán để lấy Lệnh giao hàng.
Bước 5: Truyền tờ khai hải quan bằng phần mềm ECUS
Bước 6: Nộp các hồ sơ khai báo hải quan cho hải quan nếu tờ khai rơi vào luồng vàng, đỏ, nếu là luồng đỏ. Chúng ta phải nộp hồ sơ kiểm hóa, và kiểm hóa hàng cùng với hải quan.
Bước 7: Sau khi thông quan hàng hóa, lấy hàng về kho.
Bước 8: lưu giữ các chứng từ liên quan đến lô hàng. Báo cáo thuế và kiểm tra sau thông quan (nếu có)