THỦ TỤC NHẬP KHẨU THỦY SẢN

THỦ TỤC NHẬP KHẨU THỦY SẢN ĐÔNG LẠNH ( CÁ, TÔM, MỰC…) 

Để nhập được thủy sản đông lạnh thì bạn nên làm gì?

NHẬP KHẨU MỰC ĐÔNG LẠNH

1 QUY TRÌNH NHÂP KHẨU THỦY SẢN ĐÔNG LẠNH

Nhu cầu sử dụng thực phẩm nói chung và sản phẩm đông lạnh nói riêng tăng cao, không những đối với sản phẩm trong nước, mà có cả những sản phẩm đông lạnh có nguồn gốc nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam. – thủ tục nhập khẩu thủy sản

Cụ thể như, thuỷ sản đông lạnh: tôm, cua, cá, mục đông lạnh,,, Thịt: thị heo, bò, gà đông lạnh … vậy thủ tục nhập khẩu mặt hàng thủy sản đông lạnh có những điểm gì đặc biệt và quy trình cụ thể như thể nào ? hãy cùng tham khảo bài viết của mình nhé !!

2 KIỂM TRA THÔNG TIN SHIPPER

  Không phải sản phẩm đông lạnh nào cũng được phép nhập khẩu vào Việt Nam !!

Chỉ có một số nhà xuất khẩu của một số quốc gia được phép xuất khẩu sản phẩm đông lạnh vào Việt Nam.

Các nhà xuất khẩu này sẽ có 1 mã CODE riêng, được công bố trên danh sách của của Cục Thú Y.

Nếu Đối tác của bạn có mã code nằm trong danh sách này thì bạn có thể nhập về được.

Còn nếu không có trong danh sách này thì tuyệt đối không được nhập nha !!

Bạn có thể tham khảo Thông tư 26/2016 Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn.

3 XIN GIẤY PHÉP KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT NHẬP KHẨU

Nếu đã đối tác đã có mã code thì có chắc chắn là nhập về được ??

Câu trả lời là chưa chắc nhé !!

Sau khi xác định đối tác đã có mã Code bạn phải tiến hành xin phép nhập tại Cục Thú Y Hà Nội .

Sau 5 ngày gửi hồ sơ xin phép, nếu Cục có văn bản chấp thận cho hàng về thì bạn mới được phép cho hàng về. Nếu không  thì cũng không nhập được !!

4 ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH.

Trước khi hàng cập Cảng khoảng từ 2-3 ngày phải thục hiện đăng kí kiểm dịch động vật.

Sau khi hàng về tới Cảng, tiến hành lấy mẫu thực tế để kiểm dịch. Mục đích để xác định hàng bạn nhập về có trùng khớp với mặt hàng bạn đã đăng ký nhập khẩu trước đó không !!

Sau 5 ngày làm việc, bạn sẽ có chứng thư chấp nhận kiểm tra mẫu có an toàn hay không.

Nếu hàng bạn đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn thì làm hồ sơ thông quan hàng hóa. Nếu không phù hợp sẽ bị trục suất trả về nước xuất khẩu !!

Vì vậy , đối với các mặt hàng thực phẩm liên qua trực tiếp tới con người, bạn phải đảm bảo chất lượng hàng của mình, tránh tình trạng hàng về tới Cảng nhưng không đạt chất lượng sẽ phát sinh chi phí xuất trả.

5 THỦ TỤC NHẬP KHẨU

Bước 1. Khai báo kiểm dịch với cơ quan thú y vùng

Sau khi đã được cấp phép nhập khẩu lô hàng trên bạn tiến hành đăng ký kiểm dịch tại Cảng, bạn gửi 01 bộ hồ sơ khai báo kiểm dịch tới cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu.

Hồ sơ khai báo kiểm dịch bao gồm:

  • Đơn đăng ký kiểm dịch
  • Health Certificate gốc nước xuất khẩu
  • Invoice
  • Packing list

Bước 2. Làm thủ tục hải quan và lấy mẫu kiểm dịch

Khi hàng về đến Cảng, bắt đầu làm thủ tục Hải Quan, lấy mẫu kiểm dịch và có kết quả từ 3 – 5 ngày làm việc, Nếu hàng hóa an toàn bạn sẽ được cấp chứng thư và thông quan hàng hóa.

Hồ sơ hải quan gồm:

  • Tờ khai hàng hóa nhập khẩu
  • Invoice / Packing List
  • Giấy đăng ký kiểm dịch
  • Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác
  • Giấy phép nhập khẩu
  • Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O).

  2. Hs code nhập khẩu và thuế suất

  • Hs code nhập khẩu mực đông lạnh tham khảo : 030743
  • Thuế suất thuế nhập khẩu:  10%, VAT nhập khẩu 0%

​    Trường hợp áp dụng C/O sẽ được hưởng thuế ưu đãi đặc biệt tùy vào nước xuất khẩu

———————————————————————————————————————————————————————–

NẾU BẠN CÓ VẤN ĐỀ NÀO CẦN TƯ VẤN HÃY LIÊN HỆ CHÚNG TÔI:

     

Hoặc

     

    0 0 votes
    Đánh giá

    Leave a Reply

    0 Comment
    Inline Feedbacks
    View all comments
    0
    Would love your thoughts, please comment.x
    ()
    x
    Hotline: 0938.960.113
    SMS: 0938.960.113 Nhắn tin Facebook Zalo: 0938.960.113